Khi thành lập doanh nghiệp chắc hẳn bạn đang băn khoăn thắc mắc Chữ ký số là gì? Công dụng của chữ ký số? Có lợi ý gì cho doanh nghiệp của bạn.
Bài viết này chữ ký số doanh nghiệp sẽ chia sẻ các nội dung để giúp Bạn trả lời các câu hỏi trên.
Chữ ký số là gì?
Chữ ký số là dạng chữ ký điện tử. Nó đóng vai trò như chữ ký đối với cá nhân hay con dấu đối với doanh nghiệp và được thừa nhận về mặt pháp luật.
Vì vậy, “Chữ ký số” (hay còn gọi là token) là một dạng chữ ký điện tử được tạo ra bằng sự biến đổi một thông điệp dữ liệu sử dụng hệ thống mật mã không đối xứng theo đó người có được thông điệp dữ liệu ban đầu và khóa công khai của người ký có thể xác định được chính xác. Đơn giản nó như là một con dấu để xác nhận văn bản này là của của Doanh nghiệp sử dụng để ký vào các khai báo thuế và nộp thuế môn bài, những báo cáo, văn bản mà Doanh nghiệp giao dịch.
>>> Xem thêm chữ ký số doanh nghiệp là gì tại đây: chữ-ky-số-doanh-nghiệp-la-gi
Thông tin có trong chữ ký số.
– Tên của Doanh nghiệp bao gồm: Mã số thuế, tên doanh nghiệp…
– Số hiệu của chữ ký số
– Thời hạn có hiệu lực của chứng thư số
– Tên của tổ chức chứng thực chữ ký số
– Chữ ký số của tổ chức chứng thực chữ ký số
– Các thư hạn chế về mục đích, phạm vi sử dụng của chứng số
– Các hạn chế về trách nhiệm của tổ chức cung cấp dịch vụ chứng thực chữ ký số
– Các nội dung cần thiết khác theo quy định của Bộ Thông Tin Truyền Thông
Công dụng của chữ ký số?
Về căn bản, chữ ký số cũng giống như chữ viết tay vậy. Dùng nó để cam kết lời hứa của mình và điều đó không thể rút lại được. Chữ ký số không sẽ không phải sử dụng giấy mực, nó gắn đặc điểm nhận dạng của người ký vào bản cam kết.
- Doanh nghiệp/Cá nhân sử dụng thay thế chữ ký tay trong tất cả các trường hợp giao dịch thương mại điện tử trong môi trường số: phát hành hóa đơn điện tử, nộp báo cáo Thuế qua mạng hay ký số các văn bản, đóng bảo hiểm xã hội, ký hợp đồng,…
- Trao đổi dữ liệu giữa cá nhân – tổ chức nhà nước, dễ dàng, nhanh chóng và đảm bảo tính pháp lý, tiết kiệm rất nhiều thời gian, không mất thời gian
- Không còn phải in ấn và quản lý tài liệu giấy. Tổ chức/Doanh nghiệp có thể điện tử hóa việc ký và lưu trữ các chứng từ, tài liệu như hợp đồng, chứng từ kế toán, báo cáo kế toán, báo cáo quản trị,…
- Đảm bảo tính chính xác, toàn vẹn, bảo mật dữ liệu. Chữ ký số là bằng chứng cho các giao dịch điện tử, nội dung đã ký kết của Cá nhân/Doanh nghiệp
- Tiết kiệm thời gian, chi phí hành chính mà vẫn đảm bảo được hiệu quả công việc
Lời kết
Như vậy, chữ kí số doanh nghiệp có giá trị rất quan trọng về pháp lý tương đương với chữ ký tay và con dấu. Hi vọng những chia sẻ trên của Chữ ký số doanh nghiệp sẽ giúp Doanh Nghiệp hoạt động tốt hơn.
chukysodoanhnghiep.com xin chân thành cảm ơn!