Chữ ký số ngày nay trở nên phổ biến và đã được sử dụng vào rất nhiều lĩnh vực nhu cầu ký văn bản điện tử. Vậy mục đích chính của Chữ ký số là để ký các văn bản điện tử, nhằm xác định người chủ của dữ liệu đó. Để tìm hiểu về chữ ký số bạn tham khảo nội dung bài viết dưới đây nhé.
Chữ ký số là gì?
Chữ ký số là dạng chữ ký điện tử. Nó đóng vai trò như chữ ký đối với cá nhân hay con dấu đối với doanh nghiệp và được thừa nhận về mặt pháp luật.
Tonken (hay gọi là Chữ ký số ) là một dạng chữ ký điện tử được tạo ra bằng sự biến đổi một thông điệp dữ liệu sử dụng hệ thống mật mã không đối xứng theo đó người có được thông điệp dữ liệu ban đầu và khóa công khai của người ký có thể xác định được chính xác. Đơn giản nó như là một con dấu để xác nhận văn bản này là của của Doanh nghiệp sử dụng để ký vào các khai báo thuế và nộp thuế môn bài, những báo cáo, văn bản mà Doanh nghiệp giao dịch.
Chữ ký số dùng cho mục đích gì?
Chữ ký số được sử dụng để thay thế chữ ký viết tay đối với tất cả các trường hợp giao dịch thương mại điện tử trong môi trường số, xác thực nhân dạng của người gửi tin nhắn hoặc của người ký tài liệu và đảm bảo nội dung gốc của tin nhắn hoặc tài liệu đã gửi sẽ không thể thay đổi.
Thường được sử dụng rộng rãi trong các tổ chức, doanh nghiệp, cá nhân với các mục đích:
- Ký số trong các giao dịch hành chính công như: Kê khai thuế, Hải quan, Bảo hiểm xã hội điện tử….
Chữ ký số được sử dụng để ký hóa đơn điện tử, nộp tiền thuế và tờ khai, ký tờ khai C/O, ký tờ khai hải quan , giao dịch hồ sơ bảo hiểm xã hội, đăng ký kinh doanh, tạm ngừng, thay đổi thông tin… tại Cổng thông tin quốc gia và Cổng tiếp nhận hồ sơ trực tuyến của các cơ quan hành chính nhà nước mà không cần phải in các tờ khai kèm dấu đỏ của doanh nghiệp.
Đây được xem là mục đích quan trọng nhất của chữ ký số. Thay vì phải in hồ sơ bản giấy rồi trình lãnh đạo doanh nghiệp, tổ chức, rồi cử cán bộ nhân viên túc trực xếp hàng tạo các cơ quan hành chính nhà nước để giao dịch hồ sơ giấy thì bây giờ chỉ trong một vài phút, đơn vị đã nộp xong hồ sơ giao dịch điện tử.
- Thực hiện các giao dịch điện tử khác
Bên cạnh việc kê khai trực tuyến, các doanh nghiệp có thể dùng chữ ký số dùng để giao dịch qua ngân hàng điện tử, giao dịch chứng khoán điện tử, đấu thầu điện tử, ký kết hợp đồng với các đối tác làm ăn, trao đổi dữ liệu giữa cá nhân – tổ chức Nhà nước, hay giữa các tổ chức cơ quan Nhà nước trong môi trường trực tuyến mà không cần phải hẹn gặp trực tiếp.
Tất cả những văn bản giữa hai bên trong quá trình làm việc đều có thể chuyển giao qua Internet và sử dụng chữ ký số thay cho chữ ký tay và con dấu, hai bên chỉ cần sử dụng chữ ký số ký vào file hợp đồng và gửi qua email là hoàn tất giao dịch một cách nhanh gọn. Như vậy, việc trao đổi thông tin, dữ liệu trở nên dễ dàng hơn rất nhiều, khắc phục những hạn chế về khoảng cách địa lý, thời gian, bỏ qua những công đoạn rườm rà như in ấn, chứng thực hồ sơ, giấy tờ.
- Xác thực nguồn gốc của dữ liệu điện tử
Không chỉ là trợ thủ đắc lực cho các cơ quan, tổ chức trong các hoạt động giao dịch điện tử, chữ ký số còn được dùng với mục đích định danh dữ liệu, thông qua đó xác nhận trách nhiệm của doanh nghiệp đối với các thông tin được xác nhận bằng chữ ký số, đồng thời bảo vệ quyền lợi, tính pháp lý, tính bản quyền và bảo vệ toàn vẹn cho dữ liệu. Trên mỗi chứng thư số đều được mã hóa bởi mã PIN mang thông tin của cá nhân, tổ chức, doanh nghiệp đã ký nên không cho phép sửa đổi lại dữ liệu sau khi đã ký.
Lời kết
Mong rằng những chia sẻ trên đây sẽ giúp doanh nghiệp giải đáp được thắc mắc chữ ký số được dùng cho mục đích gì? Cần nắm vững khi sử dụng chữ ký số để có thể áp dụng dễ dàng, thuận tiện trong các hoạt động giao dịch điện tử, tiết kiệm thời gian, chi phí, tăng hiệu quả công việc đối với doanh nghiệp.
Chukysodoanhnghiep.com tổng hợp.