Trong thời đại công nghệ 4.0, mọi thứ đều được hiện đại hóa giúp cho con người làm việc hiệu quả, nhanh chóng, tiết kiệm mà lại đảm bảo. Chữ ký số đã trở thành một công cụ cần thiết đối với mỗi doanh nghiệp giúp doanh nghiệp thực hiện các hoạt động như kê khai thuế, kê khai bảo hiểm một cách nhanh chóng, chính xác, mang tính bảo mật cao, đồng thời tiết kiệm tối đa chi phí về thời gian và tiền bạc. Vậy cùng Chữ ký số doanh nghiệp tìm hiểu Những điều bạn cần biết về chữ ký số doanh nghiệp qua bài viết này nhé.
Chữ ký số doanh nghiệp là gì?
Chữ ký số dành cho các tổ chức, doanh nghiệp là chữ ký trên môi trường điện tử, có giá trị pháp lý như con dấu của các tổ chức, doanh nghiệp. Hiện nay, chữ ký số doanh nghiệp được coi như một công nghệ xác thực, đảm bảo an ninh, an toàn cho các hoạt động giao dịch qua Internet.
Bên cạnh đó, trong Luật doanh nghiệp năm 2020 ghi nhận con dấu của doanh nghiệp được tồn tại dưới 2 hình thức cụ thể như: Con dấu của doanh nghiệp được làm ở cơ sở khắc dấu và dấu của doanh nghiệp dưới hình thức của chữ ký số theo quy định của pháp luật về giao dịch điện tử. Quy định đã chính thức công nhận chữ ký số là con dấu của doanh nghiệp.
Về phần thông tin có trong chữ ký số dành cho doanh nghiệp sẽ bao gồm:
- Tên của Doanh nghiệp bao gồm: Mã số thuế, Tên Công ty….
- Số hiệu của chứng thư số (số seri)
- Thời hạn có hiệu lực của chứng thư số
- Tên của tổ chức chứng thực chữ ký số (Ví du: Tadu.Cloud, chukysodoanhnghiep.com,…)
- Chữ ký số của tổ chức chứng thực chữ ký số
- Các thư hạn chế về mục đích, phạm vi sử dụng của chứng số
- Các hạn chế về trách nhiệm của tổ chức cung cấp dịch vụ chứng thực chữ ký số
- Các nội dung cần thiết khác theo quy định của Bộ Thông Tin Truyền Thông
Mục đích của việc sử dụng chữ ký số doanh nghiệp
Chữ ký số dùng để chứng thực tất cả các chứng từ điện tử phản ánh nghiệp vụ kinh tế phát sinh trong doanh nghiệp. Dưới đây là 3 mục đích điển hình nhất doanh nghiệp cần sử dụng chữ ký số:
Ký số trên hợp đồng đối tác
Hợp đồng hợp tác đối tác giữa hai tổ chức là hợp đồng xác minh việc thực hiện trách nhiệm, quyền lợi của đôi bên theo thỏa thuận. Chữ ký số doanh nghiệp thay cho chữ ký tay của đại diện hai bên xác thực tính pháp lý của hợp đồng điện tử.
Ký số đảm bảo tính pháp lý trên hóa đơn điện tử
Hóa đơn điện tử là chứng từ bắt buộc phải có chữ ký số mới đảm bảo tính hợp lệ, hợp pháp của hóa đơn điện tử.
Theo quy định tại nghị định 119/2020/NĐ-CP tất cả doanh nghiệp bắt buộc sử dụng hóa đơn điện tử trước ngày 1-7-2022. Tuy nhiên việc sử dụng trước thời hạn sẽ mang lại rất nhiều lợi ích.
Chứng thực giao dịch điện tử của tổ chức
Các giao dịch từ ngân hàng, nộp thuế, kê khai bảo hiểm xã hội, hải quan,…cần có chữ ký số của doanh nghiệp để xác minh mới có giá trị khi quyết toán với cơ quan thuế.
>>> Xem thêm mục đích của dụng chữ ký số doanh nghiệp tại đây: Mục đích sử dụng chữ ký số doanh nghiệp?
Lời kết
Qua bài viết này, Chữ ký số doanh nghiệp muốn chia sẽ cho bạn những điều bạn cần biết về chữ ký số doanh nghiệp để giúp bạn hiểu chữ ký số là gì? Bạn hãy tìm hiểu rõ những điều cần biết về chữ ký số qua bài viết trên để có thể sử dụng một cách hiệu quả nhất nhé.
chukysodoanhnghiep.com xin chân thành cảm ơn!